-->

Những nguy cơ biến đổi khí hậu và các lựa chọn thích nghi qua các chuỗi cung ứng hải sản Úc. Phần 5

Phương pháp và nghiên cứu theo trường hợp điển hình

Nghiên cứu trường hợp điển hình

Các ngành nghề đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản là các ngành nghề quan trọng về kinh tế và xã hội ở Úc. Tổng giá trị của ngành đánh bắt thủy sản ước tính đạt 2,18 tỷ đô la trong năm 2009-10, trong đó có tỷ lệ tăng trưởng (40%) là từ ngành nuôi trồng thuỷ sản (ABARES, 2011). Tôm hùm, tôm thẻabalon, bào ngư và cá ngừ là những loại thủy sản có giá trị nhất, trong khi cá hồi hiện nay là mặt hàng có giá trị nhất (42% tổng giá trị). Ngành thủy sản của Úc được quản

lý và điều tiết bằng cách sử dụng phối hợp quản lý không gian (ví dụ các khu vực theo địa lý), kiểm soát đầu vào (ví dụ số tàu bè), kiểm soát đầu ra (như hạn ngạch chuyển nhượng riêng lẻ và tổng lượng đánh bắt được cho phép) và kiểm soát kỹ thuật (chẳng hạn như thiết bị tàu) (Smith và cộng sự, 2007, 2008). Để kiểm tra các phương án ứng phó trong chuỗi cung ứng và trên toàn ngành, chúng tôi đã lựa chọn 5 nghiên cứu điển hình về sản xuất thủy sản của Úc, đại diện cho nuôi trồng thủy sản và đánh bắt tự nhiên, xếp theo phương pháp sản xuất, giá trị và tải trọng sản xuất (Bảng 1). Tôm hùm miền Nam (TLC), tôm hùm nhiệt đới (TRL), tôm thẻ đánh bắt tự nhiên (tôm thẻ tự nhiên), hào nuôi (SRO) và tôm thẻ nuôi trải dài trên phạm vi vĩ độ của Úc và gộp lại chỉ đạt dưới 600 triệu USD giá trị đất đai hàng năm.

 

A. Fleming, A.J. Hobday[1], A. Farmery, E.I. van Putten, G.T. Pecl, B.S. Green, L. Lim-Camacho

 

730987