-->

Những nguy cơ biến đổi khí hậu và các lựa chọn thích nghi qua các chuỗi cung ứng hải sản Úc. Phần 16

Phương pháp và nghiên cứu theo trường hợp điển hình

Nghiên cứu nhận thức xã hội

Sự hợp tác từ lâu đã được công nhận là động lực cho lợi thế cạnh tranh bền vững (Fearne và cộng sự, 2012; Soosay và cộng sự., 2012) và tùy thuộc vào lòng tin và cam kết lẫn nhau. Khi quan điểm biến đổi khí hậu bắt nguồn từ các hệ thống niềm tin và các giá trị (Kahan, 2010), thì sự ứng phó mang tính hợp tác trong các chuỗi không phải là một nhiệm vụ đơn giản

; nó đòi hỏi “sự hòa hợp văn hóa”. Việc phát triển “sự hòa hợp văn hóa” có thể hỗ trợ hợp tác vì nó giúp xác định tính minh bạch, sự nhìn nhận và chấp nhận các giá trị khác nhau từ những người ở những điểm khác nhau trong chuỗi đang làm việc theo một số giá trị chia sẻ và sự nhận thức rõ mục đích (Nir và cộng sự, 2011). Việc phát triển sự hiểu biết và nhận thức rõ mục đích dựa trên sự cam kết của các bên liên quan trong ngành để cùng tham gia và làm việc cùng nhau với sự tin tưởng và cùng có lợi, qua các yếu tố khác nhau của chuỗi cung ứng. Điều này có thể đòi hỏi nỗ lực nghiên cứu riêng để kết nối những người tham gia trong chuỗi cung ứng (ví dụ như Hobday và cộng sự, 2013).

Một nhận định quan trọng là những người tham gia ngành thủy sản nhìn chung cảm thấy có tiềm năng đáng kể cho các phương án ứng phó mang tính xây dựng trong các lĩnh vực của họ. Ví dụ, các phương án phương án ứng phónày bao gồm việc nâng cao hiệu quả sử dụng nhiên liệu, đưa ra các chương trình chọn tạo giống, thay đổi cơ cấu ngành, đơn giản hoá các quy định và nâng cao nhận thức của cộng đồng. Cũng có nhiều cơ hội để tiến bộ trong việc giám sát hoặc lập mô hình các tác động chính của biến đổi khí hậu dọc theo các chuỗi cung ứng. Các bên liên quan nhấn mạnh rằng có nhiều xu thế bên ngoài cần được quản lý cùng với rủi ro khí hậu trong việc phát triển các phương án ứng phó. Rõ ràng là biến đổi khí hậu liên kết chặt chẽ với các xu thế thay đổi khác, chẳng hạn như nhu cầu người tiêu dùng. Ở Úc, các chuỗi cung ứng thủy sản cũng có thể dựa vào sản phẩm nhập khẩu cho thị trường nội địa trong khi xuất khẩu thủy sản chủ yếu bao gồm các sản phẩm có giá trị nhất (Spencer và Kneebone, 2012). Do đó giá trị của đồng đô la Úc, các quy định xuất/ nhập khẩu, các mối quan hệ thương mại và các lựa chọn vận chuyển ảnh hưởng đến các quyết định ứng phó (Norman-Lopez và cộng sự, 2013). Các quan sát tương tự về các xu thế thay đổi đã được báo cáo từ các ngành nghề khác như nông nghiệp (Mar-2010, Hogan và cộng sự, 2011), trong đó các cá nhân có nhiều quan điểm về biến đổi khí hậu và vẫn còn chưa chắc chắn về cá tác động và sự ứng phó, đòi hỏi có sự giám sát, nghiên cứu và đánh giá thêm (Buys và cộng sự, 2012).

 

A. Fleming, A.J. Hobday[1], A. Farmery, E.I. van Putten, G.T. Pecl, B.S. Green, L. Lim-Camacho

 

731066