-->

Từ ven biển đến đất liền: Mở rộng nghề nuôi tôm thích ứng biến đổi khí hậu ở Bangladesh. Phần 21

Động lực tương lai: Phát triển bền vững

            Mặc dù có nhiều thách thức khác nhau, nhưng tiềm năng nuôi tôm ở Gopalganj là tích cực nhưng đòi hỏi sự hỗ trợ về thể chế để đáp ứng các quy trình kinh tế xã hội, kỹ thuật và môi trường. Một số yếu tố về thể chế được xác định qua ma trận so sánh cặp đôi để phát triển bền vững nghề nuôi tôm, bao gồm nhận thức của cộng đồng, dịch vụ khuyến nông, chương trình đào tạo, hỗ trợ tín dụng và hỗ trợ kỹ thuật (Bảng 5). Dựa trên bảng xếp hạng các yếu tố thể chế, khung khái niệm đã được xây dựng để mở rộng nuôi tôm ở Gopalganj (Hình 4). Trục hoành thể hiện việc mở rộng nuôi tôm vào các khu vực mới, trong khi trục tung thể hiện mật độ nuôi.

Nhận thức của cộng đồng

            Việc lập kế hoạch ở cấp hộ gia đình là một trong những bước quan trọng để quyết định bắt đầu nghề nuôi tôm, thường bị cản trở do thiếu nhận thức. Mặc dù nông dân nuôi cá ở Gopalganj có thể tiếp nhận nghề nuôi tôm, nhưng sự thiếu hiểu biết có thể cản trở sự phát triển nghề này. Tuy nhiên, sự hợp tác giữa các thành viên trong cộng đồng nên giúp đỡ những trường hợp như vậy. Theo những người cung cấp thông tin chính, có nhiều cơ hội tham gia của các tổ chức cộng đồng trong việc mở rộng nghề nuôi tôm. Sự tham gia tích cực của cộng đồng và nhận thức cộng đồng tích cực có thể giúp phát triển nuôi tôm ở Gopalganj. Sự tham gia của cộng đồng trong nuôi tôm sẽ giúp kết hợp kiến ​​thức bản địa vào quá trình ra quyết định.

Dịch vụ khuyến nông

            Việc khuyến khích nuôi tôm phổ biến kiến ​​thức thực tiễn về kỹ thuật canh tác một cách có hệ thống và có sự tham gia. Sở Thuỷ sản (DoF) có trách nhiệm cung cấp các dịch vụ khuyến nông, và ngày càng có nhiều tổ chức phi chính phủ tham gia vào hoạt động này. Những nhân viên khuyến nông có thể tư vấn cho nông dân thông qua các chuyến khảo sát thực địa và trình diễn kỹ thuật nuôi tôm. Các dịch vụ khuyến nông từ nông dân đến nông dân cũng có thể giúp cải thiện các kỹ năng nhận thức về kỹ thuật nuôi tôm. Các tài liệu in ấn bao gồm tờ rơi, bản tin, tài liệu hướng dẫn, và áp phích là các tài liệu khuyến nông hữu ích. Các phương tiện thông tin đại chúng bao gồm internet, điện thoại di động, báo chí, đài phát thanh, truyền hình và video cũng có thể được sử dụng để phổ biến kỹ thuật nuôi tôm ở Gopalganj.

 

Chương trình tập huấn

            Việc tập huấn nâng cao năng lực và sự sẵn lòng của nông dân, và thường cung cấp kiến ​​thức thực tiễn về kỹ năng nuôi trồng. Các chương trình tập huấn thường xuyên rất hữu ích để trao đổi quan điểm giữa nông dân và người tập huấn. Việc tập huấn nuôi tôm ở Gopalganj có thể do Sở Thủy sản thực hiện với các tổ chức phi chính phủ có liên quan. Nuôi tôm là một môn khoa học thực tiễn, và do đó, việc tập huấn tận tay thông qua các dự án trình diễn và thí điểm có thể là cách chuyển đổi công nghệ thành công nhất. Việc tập huấn tận tay cho phép nông dân có thể áp dụng mô hình đa canh tôm – cá chép và nuôi kết hợp tôm – cá – lúa. Việc tập huấn nhóm có sự tham gia thường thành công hơn nếu có thể tổ chức tại trang trại với các thành phần thiết thực. Để cung cấp lợi ích tối đa, các chương trình tập huấn nuôi tôm phải được tiến hành cùng với các bên có liên quan chính.

Bảng 5. Ma trận so sánh cặp đôi của AHP để đánh giá tầm quan trọng tương đối của các nhân tố thể chế khác nhau trong việc phát triển nuôi tôm ở Gopalganj (các con số thể hiện việc xếp hạng yếu tố hàng ngang tương đương với yếu tố hàng dọc).

Yếu tố thể chế (để xếp hạng) Nhận thức của cộng đồng Dịch vụ khuyến nông Chương trình tập huấn Hỗ trợ tín dụng Hỗ trợ kỹ thuật Số trung bình Trọng lượnga
Nhận thức của cộng đồng 1 2 4 3 5 2.6052 0.4051
Dịch vụ khuyến nông 1/2 1 3 5 4 1.9744 0.3070
Chương trình tập huấn 1/4 1/3 1 4 2 0.9203 0.1431
Hỗ trợ tín dụng 1/3 1/5 1/4 1 3 0.5482 0.0852
Hỗ trợ kỹ thuật 1/5 1/4 1/2 1/3 1 0.3831 0.0596

amột giá trị trung bình  của mỗi yếu tố/tổng số trung bình  của tất cả các yếu tố; tổng trọng lượng cho tất cả các yếu tố là 1.

 

Hỗ trợ tín dụng

            Tín dụng là một trong những cơ chế chính sách để thúc đẩy sự mở rộng nghề nuôi tôm (Ahmed và cộng sự, 2008). Vì hầu hết nông dân nhỏ và cận nghèo tại Gopalganj là những người nghèo tài nguyên, nên các vấn đề về tài chính và nhu cầu về các chương trình tín dụng phát sinh. Khả năng tiếp cận tín dụng với lãi suất hợp lý là rất cần thiết nếu nuôi tôm càng trở nên dễ tiếp cận đối với những nông dân nhỏ và cận nghèo. Theo những người cung cấp thông tin chính, tín dụng cơ sở (các ngân hàng, các tổ chức phi chính phủ) rất cần thiết cho sự phát triển nghề nuôi tôm ở Gopalganj vì lãi suất của các tín dụng phi thể chế (các đại lý, người cho vay) thường cao hơn đáng kể. Các ngân hàng quốc gia và các tổ chức phi chính phủ nên khuyến khích phát triển nuôi tôm thông qua cung cấp tín dụng đầy đủ. Ngân hàng Grameen - một ngân hàng nông thôn chuyên co vay tín dụng nhỏ đã được trao Giải Nobel Hòa bình năm 2006, có thể trở nên năng động trong nghề nuôi tôm.

Hỗ trợ kỹ thuật

            Hỗ trợ kỹ thuật rất cần thiết đối với nuôi tôm bền vững (Ahmed và cộng sự, 2010a). Hỗ trợ kỹ thuật cố gắng giúp nông dân giải quyết các vấn đề cụ thể. Hỗ trợ kỹ thuật phù hợp với nông dân nhỏ và cận nghèo ở Gopalganj sẽ giúp việc sản xuất tôm như một giải pháp kinh tế khả thi. Theo những người cung cấp thông tin chính, hỗ trợ kỹ thuật thường xuyên là một cách để nâng cao năng suất và khả năng sản xuất của nông trại. Cần có sự hỗ trợ kỹ thuật trong ương nuôi, quản lý nước, giảm tỷ lệ tôm chết và kiểm soát dịch bệnh. Sở Thủy sản với sự giúp đỡ của các tổ chức phi chính phủ có liên quan có thể đặc biệt chú ý đến việc cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho nông dân. Các cuộc thăm dò định kỳ, giám sát trang trại và tư vấn kỹ thuật cũng có thể được cung cấp để đáp ứng với việc quản lý sức khoẻ tôm.

 

Nesar Ahmed , James S. Diana

 

731651