-->

Từ ven biển đến đất liền: Mở rộng nghề nuôi tôm thích ứng biến đổi khí hậu ở Bangladesh. Phần 16

Nuôi trồng thủy sản

            Những nông dân nuôi cá ở Gopalganj từ lâu đã tham gia vào các hoạt động nuôi trồng thuỷ sản khác nhau, bao gồm nuôi đa canh cá chép, nuôi cá trê, và cá rô phi. Vì nuôi tôm khá giống như các hoạt động nuôi trồng thủy sản khác, nên những nông dân nuôi cá sẽ dễ dàng tham gia vào sản xuất tôm. Mô hình đa canh tôm – cá chép và mô hình nuôi trồng kết hợp tôm – cá – lúa có thể được thực hiện để đa dạng hóa các hoạt động nuôi trồng. Sự tăng trưởng và năng suất tôm dường như không bị ảnh hưởng bởi cá, và do đó mô hình

nuôi tôm kết hợp với cá khả thi về mặt kỹ thuật. Mô hình nuôi tôm kết hợp với cá rô phi, thậm chí là cá tra, cũng đã được trình diễn thành công (Uddin và cộng sự, 2007, Islam và cộng sự, 2008). Các điều kiện kinh tế xã hội của các hộ nuôi cá ở Gopalganj dễ đáp ứng và hỗ trợ tốt cho việc nuôi tôm. Lao động gia đình bao gồm cả phụ nữ cũng có thể tham gia vào sản xuất tôm quy mô nhỏ vì họ là những người chăm sóc chủ động ở ao nuôi và họ có thể đóng vai trò quan trọng trong các giai đoạn khác nhau của hoạt động nuôi tôm (thả giống, cho ăn và bón phân).

Tiếp cận tôm giống

            Việc mở rộng nuôi tôm cho Gopalganj sẽ phụ thuộc vào sự sẵn có của nguồn tôm giống. Đáp ứng nhu cầu tôm giống có thể đạt được thông qua nguồn cung từ trại ương giống và giống tự nhiên. Hiện tại có 21 trại ương giống đang hoạt động ở Bangladesh, sản xuất hơn 33 triệu ấu trùng tôm hàng năm (FRSS, 2014). Tuy nhiên, việc cung cấp tôm giống không đủ để đáp ứng nhu cầu hiện tại, và do đó hoạt động của các trại ương giống cần được tăng cường. Theo những người cung cấp thông tin chính, nhiều trại ương giống có thể được thành lập ở Gopalganj. Tuy nhiên, hoạt động thành công của các trại ương giống đòi hỏi phải tiếp cận với nước biển vì ấu trùng của M. rosenbergii cần nước mặn trong giai đoạn đầu của vòng đời (New, 2002). Các trại ương giống ở Gopalganj nằm gần với khu vực duyên hải. Bên cạnh nguồn cung cấp giống, giống bắt ngoài tự nhiên có thể vận chuyển dễ dàng từ các vùng duyên hải đến Gopalganj. Sinh kế của khoảng 400.000 người nghèo vùng duyên hải, bao gồm cả phụ nữ, có liên quan đến việc khai thác ấu trùng tôm, mặc dù việc này bị cấm ở Bangladesh

 

Nesar Ahmed , James S. Diana

 

731672